[Gợi ý] Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trong vòng một tuần
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, luyện tập, dinh dưỡng,… khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây hãy cùng tham khảo thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ dưỡng chất giúp mẹ bầu khỏe, thai nhi phát triển tốt nhé.
Bà bầu 3 tháng đầu cần những dưỡng chất gì?
Trước khi tìm hiểu cụ thể thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu. Hãy cùng tìm hiểu các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phụ nữ mang thai nhé.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý bổ sung các dưỡng chất dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Đồng thời, tránh được các dị tật thai nhi ở tam cá nguyệt thứ nhất:
Axit folic
Giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu nên tích cực bổ sung axit folic. Đây là vi chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt ở 3 tháng đầu.
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, axit folic sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ nứt đốt sống trong bào thai và dị tật ống thần kinh. Đây là hai bệnh lý rất thường gặp ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Vậy cần bổ sung bao nhiêu axit folic là đủ? Mẹ bầu chỉ nạp khoảng 400-600mcg/ngày. Ngoài việc sử dụng các thực phẩm chức năng có thành phần axit folic. Mẹ bầu có thể tăng cường những loại thực phẩm giàu vi chất này như: súp lơ xanh, cải bó xôi, vừng, lạc, thịt gia cầm, cải bó xôi, tim…
Trong quá trình đi khám thai, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn mang thai đầu tiên.
Canxi
Canxi là chất không thể thiếu trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu. Canxi là chất tốt cho sự phát triển hệ xương, răng của trẻ sơ sinh. Đồng thời, giúp mẹ bầu phòng tránh được nguy cơ đau xương khớp, loãng xương trong thời kỳ mang thai.
Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu cần bổ sung 800 – 1000 canxi mỗi ngày. Lượng canxi có thể cần tăng dần trong các tháng tiếp theo. Để sử dụng canxi an toàn, chị em cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài việc bổ sung canxi thông qua thực phẩm chức năng. Chị em có thể bổ sung canxi thông qua việc uống sữa, tăng cường ăn cá ngừ, cá mòi, đậu nành, bông cải xanh và uống nước ép táo…
Nếu thiếu canxi khi mang thai, mẹ bầu sẽ bị đau nhức xương. Thai nhi không đủ canxi dễ bị mắc dị tật về xương, thấp còi bẩm sinh và dễ gặp dị tật về xương…
Sắt
Khi mang thai, chị em đừng quên bổ sung sắt trong thực đơn hàng ngày. Lượng sắt cần bổ sung trong giai đoạn mang thai đó là 30 – 60mg.
Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng. Đồng thời, hỗ trợ sự phát triển của não bộ của thai nhi.
Nếu thiếu sắt khi mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao. Dễ làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
Vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất cần thiết, giúp tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu có thể tận dụng nguồn canxi có trong ánh nắng mặt trời trước 9h sáng. Hoặc ăn các thực phẩm như nấm, ngũ cốc, cá và dầu cá,…
Vitamin C
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đừng quên bổ sung vitamin C. Vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Để cơ thể chống lại các loại virus gây bệnh.
Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn hỗ trợ sự phát triển cơ và mạch máu cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu đừng bỏ qua dưỡng chất này trong thời kỳ mang thai nhé!
Trong 3 tháng đầu mang thai, thai nhi chỉ phát triển ở mức độ chậm. Đến cuối tháng 3, bé chỉ nặng khoảng 30g. Do đó, mẹ bầu không cần thiết ăn quá nhiều trong thời gian này. Thay vì ăn nhiều, chỉ cần ăn đủ dưỡng chất.
Nhiều mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị giảm cân, nhưng cũng có mẹ bầu tăng cân, nhưng cũng tăng ít, chỉ khoảng 1kg.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Dựa vào những nhóm chất cần thiết, mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai. Chúng tôi xin gợi ý cho chị em thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trong vòng 7 ngày. Hãy cùng tham khảo nhé!
Thực đơn cho bà bầu ngày đầu tuần
- Bữa chính (7h): Chị em có thể ăn phở, trứng, tráng miệng bằng chuối hoặc nước dừa.
- Bữa phụ buổi sáng: Nên bắt đầu lúc 9h30, bằng một bắp ngô.
- Bữa chính (12h): Cơm, súp lơ luộc, mực chiên, canh thịt băm nấu chua. Tráng miệng bằng nước cam.
- Ăn phụ chiều một chiếc bánh bao nhân thịt lúc 15h.
- Bữa tối (18h): Cơm, thịt lợn rim mắm, bò xào nấm, mướp luộc. Tráng miệng bằng nho.
- Bữa phụ buổi tối, mẹ bầu có thể uống một ly sữa nóng lúc 21h. Điều này sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu ngày thứ 3
- Chị em nên ăn bữa chính buổi sáng, cố định lúc 7h. Thực đơn bữa sáng có thể thay đổi bằng cháo thịt, cháo gà. Ăn thêm một quả trứng luộc và tráng miệng bằng ổi hoặc nước mía.
- Bữa phụ hôm nay là một củ khoai lang luộc.
- Bữa trưa bạn nên cung cấp đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Cụ thể như sau: Cơm, gà rang gừng, lươn xào giá đỗ, tráng miệng nước ép táo.
- Nửa buổi chiều, bạn có thể nhâm nhi vài chiếc bánh yến mạch và uống một ly sữa ít đường.
- Bữa tối bắt đầu từ 18h với cơm, thịt gà luộc, tôm rang, canh nấm mọc, cải xào. Tráng miệng bằng 3 trái dâu tây.
- 21h chị em có thể ăn thêm một vài chiếc bánh quy, trước khi đi ngủ.
Ngày thứ 4 – thực đơn cho bà bầu 3 tháng
Sáng đến ngày thứ 4, chị em có thể bắt đầu một ngày mới bằng thực đơn như sau:
- 7h sáng ăn xôi ngô, xôi thịt kho trứng hoặc xôi đậu xanh ruốc. Tùy thuộc vào khẩu vị của bạn. Sau đó, tráng miệng bằng vài lát táo hoặc uống một cốc nước cam.
- Bữa phụ buổi sáng: chị em có thể nhâm nhi chút bánh quy, bánh yến mạch và uống một ly sữa ấm.
- Bữa trưa thực đơn bao gồm: Cơm sườn chua ngọt, canh cải nấu thịt, rau muống xào, dưa hấu.
- Bữa phụ hôm nay có thể thay đổi thành ngô luộc.
- Bữa chính sẽ bắt đầu lúc 18h: với cơm, thịt kho tàu, su hào luộc, mực xào. Tráng miệng bằng quýt.
- Trước khi đi ngủ, chị em có thể uống một cốc nước ép táo, nhâm nhi vài chiếc bánh quy.
Thực đơn cho bà bầu ngày thứ 5
Hôm nay, thực đơn của chị em sẽ có sự thay đổi, để tránh sự nhàm chán.
- Bữa chính sẽ bắt đầu bằng một chiếc bánh mì kẹp trứng ốp la. Hoặc bánh mì thịt nướng. Sau đó, uống một ly nước dừa ngọt thanh.
- Bữa phụ lúc 9h30 hãy ăn một tô cháo gà nóng hổi.
- Buổi trưa chị em nên ăn cơm với bò kho, canh bí hầm xương, đậu sốt cà chua và củ quả luộc. Tránh miệng bằng một quả cam.
Thực đơn cho bà bầu ngày thứ 6
Mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn dưới đây:
- Bữa sáng, mẹ bầu có thể ăn bánh bao và một quả trứng vịt lộn. Sau đó, uống một ly nước mía.
- Bữa phụ buổi sáng có thể thay đổi bằng bánh bao kim sa.
- Buổi trưa mẹ bầu có thể ăn cơm với thịt bò hầm, măng tây xào tỏi, cá chép om dưa, tráng miệng bằng nước ép hoa quả theo mùa.
- Bữa phụ buổi trưa, mẹ bầu có thể ăn cháo bò bằm.
- Bữa chính buổi tối bạn có thể ăn cơm với tim xào, cá rán, canh rong biển. Tráng miệng bằng thanh long.
- Trước khi đi ngủ nên uống nước ép bưởi và ăn bánh quy.
Thực đơn tham khảo ngày thứ 7
- Bữa chính buổi sáng, mẹ bầu có thể ăn ngũ cốc với sữa, tráng miệng một quả chuối.
- Bữa phụ buổi sáng lúc 9h30 thay thế bằng một vài lát bánh mì.
- Bữa chính buổi trưa ăn cơm với cá hồi rán hoặc cá hồi rim mắm. Rau luộc theo mùi, canh khoai tây hầm xương. Tráng miệng bằng nước ép bưởi.
- Bữa phụ buổi chiều bằng một bắp ngô luộc.
- Bữa chính tối lúc 18h, cần ăn cơm, cá quả xào thì là, thịt lợn rán, bắp cải luộc,..
- Ăn phụ buổi tối bằng sinh tố bơ và bánh quy.
Thực đơn ngày cuối tuần của bà bầu 3 tháng
- Ngày cuối tuần, bạn có thể thưởng cho mình một bát phở bò, hoặc phở gà nóng hổi. Tráng miệng bằng một trái táo.
- Bữa phụ mẹ bầu có thể thưởng thức một hộp sữa chua và một ít bánh quy bơ.
- Đến bữa chính buổi trưa, ăn đầy đủ cơm với tôm rang, canh ngao nấu chua, vịt luộc, rau muống xào tỏi, sinh tố bơ.
- Bữa phụ buổi chiều hãy nhâm nhi một bát cháo cá chép nóng hổi.
- Bữa tối bạn có thể ăn cơm với móng giò luộc chấm mắm, súp lơ luộc, 2 quả trứng ốp và canh thịt bò rong biển. Tráng miệng bằng dưa hấu.
- Trước khi đi ngủ hãy uống một ly sữa nóng.
Nhưng lưu ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa cho biết, bà bầu mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng như sau:
- Mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá no.
- Nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng không nên uống nước trong bữa ăn.
- Nên chọn các loại thực phẩm tiêu hóa tốt. Các bữa chính nên kết hợp ăn tinh bột và protein. Kết hợp uống sữa ít đường vào buổi sáng tối hoặc các chế phẩm từ sữa.
- Bà bầu nên tránh ăn đồ cay nóng, thực phẩm khó tiêu và nhiều chất béo.
- Tuyệt đối không nên ăn thực phẩm sống, đồ tái hoặc đồ chưa nấu chín.
- Trước khi đi ngủ buổi tối, chị em nên ăn bữa phụ trước 15-20 phút. Đồng thời, nên hạn chế đồ ăn nhiều đường.
- Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ ăn nhanh.
Bác sĩ sản phụ khoa cho biết, 3 tháng đầu của thai kỳ đặc biệt quan trọng. Bởi chúng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng. Nếu bạn chưa biết nên ăn những thực phẩm nào, có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trên đây.
Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA GIỎI
- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -
Bác sĩ nam khoaBác sĩ phụ khoa
Bs. Vũ Thị Thanh Dung CKII Sản Phụ Khoa
Gần 40 năm kinh nghiệm khám, chữa viêm nhiễm phụ khoa, sức khỏe sinh sản…
Tu nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại Học tổng hợp Nice Sophia Antipolis – Pháp
Nguyên Trưởng khoa - Khoa khám bệnh, Hậu sản – Hậu phẫu BV Hùng Vương
Đặt Lịch Khám
08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí
Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM
Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online
36458 Lượt đặt hẹn
Bs. Nguyễn Thị Xuân Trang CKI Sản phụ khoa
Tốt nghiệp Y khoa trường Đại học Cần Thơ
Hơn 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, đình chỉ thai nghén
Nguyên trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo, bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn
Đặt Lịch Khám
08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí
Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM
Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online
36037 Lượt đặt hẹn
Bs. Lê Hữu Liêm CKII Sản phụ khoa
Hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, phá thai
7 năm học tập tại Thụy Sĩ về chuyên ngành Sản Phụ khoa
Phó khoa Sản - Phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Đặt Lịch Khám
08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí
Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM
Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online
35837 Lượt đặt hẹn
Bs. Hà Văn Hương Nguyên trưởng khoa nam học
Tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM
Nguyên trưởng khoa Ngoại bệnh viện Giao thông vận tải TPHCM
Gần 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị viêm nhiễm nam khoa …
Đặt Lịch Khám
08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí
Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM
Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online
36343 Lượt đặt hẹn
Bs. Lê Minh Lộc CKI Ngoại Tổng Hợp
Tốt nghiệp trường Đại học Y dược TPHCM
Nguyên Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận 8
Giấy khen của Tổng Liên đoàn lao động nghiên cứu khoa học
Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám điều trị Nam khoa
Đặt Lịch Khám
08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí
Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM
Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online
36243 Lượt đặt hẹn
Đăng Ký Khám Trực Tuyến
08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00