Thời gian

8:00 - 20:00

(Các ngày trong tuần
cả ngày nghỉ lễ)

Hotline

0765.221.221

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì – 8 Thông tin hữu ích người bệnh cần biết

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể về vấn đề này.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau, thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Đây là một trong những bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu.Nứt kẽ hậu môn (nứt hậu môn) là một vết rách nhỏ nằm ở ống hậu môn và gây đau, chảy máu khi đại tiện. Bệnh lý này thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở vùng hậu môn, như bệnh trĩ.

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng cũng là nguyên nhân chảy máu hậu môn hay gặp ở tuổi thiếu niên. Đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón. Nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mạn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

nut ke hau mon

Nguyên nhân bệnh nứt kẽ hậu môn

Các nguyên nhân gây ra nứt hậu môn bao gồm:

Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, làm giảm sức bền tổ chức. Khi có sự căng dãn thì vết nứt dễ xuất hiện, nhất là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét.

Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực, co thắt rất mạnh. Sự co thắt của cơ thắt trong là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không lành được.

Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được và gọi là loét thiếu máu.

Chấn thương: Phân cứng hoặc phân quá lớn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh.

Yếu tố cơ địa.

HIV, lao hậu môn–trực tràng, giang mai.

Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn- trực tràng.

Các nguyên nhân khác như: táo bón và phải rặn nhiều khi đi tiêu, tiêu chảy kéo dài, quan hệ tình dục ngã hậu môn.

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn có những biểu hiện gần giống với bệnh trĩ. Nhưng cách chữa trị của hai bệnh lý này lại hoàn toàn không giống nhau. Do đó, chúng ta cần nhận biết chính xác các triệu chứng nứt kẽ hậu môn để có biện pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Đau hậu môn là triệu chứng đặc trưng của nứt kẽ hậu môn

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ có các dấu hiệu biểu hiện như:

Đau hậu môn: Người bệnh thường cảm thấy đau nhức mỗi khi ngồi lâu một chỗ, hoặc làm việc nặng, đặc biệt là khi đi đại tiện phân gần đi qua hậu môn. Sau đó, cảm giác đau sẽ giảm dần và hết sau vài phút nhưng lại đau dữ dội trở lại và hết đau đột ngột

Chảy máu hậu môn: Chảy máu hậu môn khi đi đại tiện là triệu chứng nứt kẽ hậu môn dễ nhận biết nhất. Lượng máu chảy thường không nhiều và chỉ dính trên giấy vệ sinh. Hoặc ra kèm theo phân và có hiện tượng chảy dịch vàng hậu môn, mùi hôi khó chịu.

Ngứa ngáy hậu môn: Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn thường gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy khó chịu kéo dài và liên tục do vi khuẩn có hại sinh sôi và hoạt động mạnh gây viêm nhiễm.

Hậu môn xuất hiện các vết nứt: Các vết nứt nằm ở ngay cạnh lỗ hậu môn, hoặc ở ngay đường viền hậu môn dài khoảng 0.5-1cm. Có thể bị rỉ máu, xung quanh vết nứt xuất hiện các mẩu da thừa.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh còn có các dấu hiệu biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, tinh thần căng thẳng, cơ thể xanh xao mệt mỏi, nóng rát hậu môn… 

Đối tượng nguy cơ bệnh nứt kẽ hậu môn

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nứt kẽ hậu môn là:

Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao, ăn ít chất xơ

Thiếu vận động

Trẻ em: nhiều trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không có nguyên nhân

Người lớn tuổi: nhiều người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn trực tràng

Táo bón: rặn nhiều khi đi cầu và phân quá cứng

Hậu sản: nứt hậu môn thường xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ hậu sản, có thể do chế độ ăn uống quá kiêng khem gây ra táo bón

Bệnh Crohn

Bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn không nguy hiểm tính mạng người bệnh. Nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ không chỉ gây phiền toái đối với sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh mà còn có thể dẫn đến các biến chứng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như:

Nứt kẽ hậu môn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng máu

Tăng nguy cơ gây nhiễm trùng máu: Nứt kẽ hậu môn kéo dài kết hợp vệ sinh không sạch sẽ và bảo đảm sẽ khiến cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào các vết nứt gây nhiễm trùng hậu môn. Nguy hiểm hơn, các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào mạch máu gây nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng người bệnh.

Gây thiếu máu: Tình trạng chảy máu hậu môn do nứt kẽ hậu môn gây ra nếu không phát hiện và chữa trị hiệu quả. Người bệnh sẽ bị mất máu và thiếu máu nghiêm trọng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đau đầu hoa mắt, chóng mặt.

Dẫn đến hoại tử hậu môn: Bệnh nứt kẽ hậu môn lâu ngày không chữa trị sẽ hình thành các ổ áp xe và tích tụ mủ bên trong. Khi vỡ ra sẽ chảy dịch mủ kèm theo máu và mầm bệnh dẫn đến kích ứng da gây viêm nhiễm. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn phức tạp hơn. Có thể dẫn đến hoại tử áp xe hậu môn hoặc rò hậu môn.

Bệnh nứt kẽ hậu môn nhẹ thì gây xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nặng thì có thể gây viêm nhiễm và nhiễm trùng hậu môn, cơ thể phát sốt, mệt mỏi ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc.

Nứt hậu môn phải làm sao?

Nứt kẽ hậu môn thường lành trong vài tuần nếu người bệnh giữ cho phân mềm và điều trị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.

Người bệnh cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Điều trị không phẫu thuật

Thay đổi lối sống: Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên.

Ngâm hậu môn: Ngâm nước ấm 10-20 phút nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là sau khi đi tiêu giúp thư giãn cơ thắt giúp dễ lành bệnh. Không sử dụng xà phòng vì có thể gây kích ứng vùng hậu môn.

Dùng thuốc làm mềm phân.

Thuốc kem: Anusol-HC, oxit kẽm… giúp làm giảm khó chịu từ vết nứt nhẹ.

Thuốc chẹn kênh calci: Nifedipin và diltiazem, uống hoặc nghiền thành dạng gel và bôi vào vết nứt góp phần làm giãn cơ thắt.

Phẫu thuật

Nếu đã được điều trị nội khoa mà các triệu chứng không giảm, người bệnh cần phải phẫu thuật. Chỉ có 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật.

Những phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:

Nong hậu môn: Ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp và được thực hiện với gây mê. Trong thủ thuật, hậu môn được nong ra dần dần.

Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại.

Phẫu thuật mở cơ thắt trong.

Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong.

Mở cơ thắt trong bằng hoá chất: Sử dụng nitroglycerin hoặc botulinum A gây liệt tạm thời cơ thắt trong làm cho nứt kẽ hậu môn tự lành. 

Cách chữa nứt kẽ hậu môn từ dân gian đơn giản dễ làm

Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, đối với những trường hợp bị mắc bệnh mẹ hoặc mới chớm. Bên cạnh việc thăm khám y tế thì cách áp dụng các mẹo dân gian chữa nứt kẽ hậu môn cũng là một biện pháp tốt. Dưới đây là một số cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn tại nhà mọi người có thể tham khảo và áp dụng khi cần:

Dùng lá mồng tơi chữa bệnh nứt kẽ hậu môn

Cách làm: Lấy lá mồng tơi tươi rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát. Cho thêm khoảng 4 – 5 thìa nước lọc vào rồi khuấy đều hỗn hợp này sau đó đắp lên vùng da bị nứt ở hậu môn. Giữ nguyên trong 15 – 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý: Trước khi thực hiện, người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch bằng nước ấm. Sau đó lâu khô bằng khăn mềm để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Nên thực hiện liên tục trong vòng 10 – 15 ngày để có kết quả tốt nhất.

Cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng dầu ô liu

Tinh dầu ô liu có chứa nhiều chất béo thiên nhiên giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm trơn hệ thống ruột, và phòng chống táo bón hiệu quả. Ngoài ra, dầu ô liu còn có tác dụng chống viêm, sát khuẩn nhẹ giúp giảm tình trạng đau rát do nứt kẽ hậu môn gây ra.

Cách thực hiện: Lấy một lượng dầu ô liu + sáp ong + mật ong mỗi thứ khoảng 1 muỗng trộn đều. Sau đó đem hỗn hợp này đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng cho đến khi sáp ong tan chảy hết.

Để hỗn hợp trên nguội bớt rồi dùng để bôi trực tiếp lên hậu môn giúp trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả nhanh chóng.

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn bằng tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương được biết đến với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Giúp làm dịu cơn đau rát, kháng viêm hiệu quả, giúp vết thương mau lành lại.

Cách làm: Lấy một chậu nước ấm rồi cho một lượng vừa đủ tinh dầu oải hương vào. Sau đó ngồi ngâm hậu môn vào chậu nước này khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Nên áp dụng kiên trì mỗi ngày, thực hiện liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày. Các cơn đau rát hậu môn và vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý: Trước khi thực cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa, vitamin E. Có vai trò như một chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, và giảm đau, hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Chất triglycerides trong dầu dừa còn giúp cho hậu môn được bôi trơn hạn chế các vết nứt mới.

Cách làm: Người bệnh chỉ cần dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên hậu môn 2 – 3 lần/ngày. Đối với những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn mãn tính nên thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Cách chữa nứt kẽ hậu môn bằng lá nha đam

Trong nha đam chứa rất nhiều các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, làm mát và dịu cảm giác đau rát do nứt kẽ hậu môn gây ra. Giúp vết thương mau lành, từ đó hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn an toàn, hiệu quả.

Cách làm: Lấy nha đam tươi rửa sạch, bóc vỏ rồi dùng phần gel bên trong để bôi lên vùng hậu môn ngày 2 – 3 lần/ ngày.

Trước khi bôi, cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm.

Cần làm gì để phòng bệnh?

Để giảm các nguy cơ mắc phải căn bệnh nứt kẽ hậu môn chúng ta nên duy các thói quen sinh hoạt tốt như:

Luôn giữ khu vực hậu môn khô thoáng và vệ sinh đúng cách. Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc nước ấm để làm sạch. Duy trì một thói quen đại tiện đúng giờ.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin và chất xơ cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả đặc biệt là các loại củ có lợi cho hệ tiêu hóa như: khoai lang, khoai môn…

Nên chữa dứt điểm các bệnh về tiêu hóa như ỉa chảy hay chứng táo bón.

Nên uống nhiều nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp các bạn giải đáp bệnh nứt kẽ hậu môn là gì. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ tới hotline 0765.221.221. Các bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA GIỎI

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

Bác sĩ nam khoaBác sĩ phụ khoa

Bs. Vũ Thị Thanh Dung CKII Sản Phụ Khoa

Gần 40 năm kinh nghiệm khám, chữa viêm nhiễm phụ khoa, sức khỏe sinh sản…

Tu nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại Học tổng hợp Nice Sophia Antipolis – Pháp

Nguyên Trưởng khoa - Khoa khám bệnh, Hậu sản – Hậu phẫu BV Hùng Vương

Đặt Lịch Khám

08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí

Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM

Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online

30944 Lượt đặt hẹn

Bs. Nguyễn Thị Xuân Trang CKI Sản phụ khoa

Tốt nghiệp Y khoa trường Đại học Cần Thơ

Hơn 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, đình chỉ thai nghén

Nguyên trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo, bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn

Đặt Lịch Khám

08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí

Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM

Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online

30523 Lượt đặt hẹn

Bs. Lê Hữu Liêm CKII Sản phụ khoa

Hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, phá thai

7 năm học tập tại Thụy Sĩ về chuyên ngành Sản Phụ khoa

Phó khoa Sản - Phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Đặt Lịch Khám

08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí

Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM

Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online

30323 Lượt đặt hẹn

Bs. Hà Văn Hương Nguyên trưởng khoa nam học

Tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM

Nguyên trưởng khoa Ngoại bệnh viện Giao thông vận tải TPHCM

Gần 40 năm kinh nghiệm khám, điều trị viêm nhiễm nam khoa …

Đặt Lịch Khám

08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí

Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM

Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online

30829 Lượt đặt hẹn

Bs. Lê Minh Lộc CKI Ngoại Tổng Hợp

Tốt nghiệp trường Đại học Y dược TPHCM

Nguyên Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Quận 8

Giấy khen của Tổng Liên đoàn lao động nghiên cứu khoa học

Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám điều trị Nam khoa

Đặt Lịch Khám

08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00 Tư Vấn Miễn Phí

Địa Chỉ: 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM

Giảm: 100.000 vnđ Khi đặt lịch khám online

30729 Lượt đặt hẹn

Đăng Ký Khám Trực Tuyến

08:00 - 12:00 12:00 - 13:30 13:30 - 20:00

tư vấn miễn phí
phòng khám đa khoa quốc tế

Tư vấn miễn phí

0765 221 221
Click tư vấn trực tuyến

Hoặc để lại số điện thoại chúng tôi sẽ gọi lại

Hạng mục điều trị
Đặt lịch hẹn khám
phòng khám đa khoa quốc tế
Đặt hẹn online

bác sĩ tư vấn đang online